1
Tư Vấn Du Lịch Dành Cho Bạn

Sự thật thú vị ẩn sau mỗi bộ Hanbok Hàn Quốc không phải ai cũng biết

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Không chỉ nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đậm sắc màu, Hàn Quốc còn làm say đắm lòng người bởi những bộ Hanbok rực rỡ. Nhưng hiếm người biết, ẩn sâu trong chúng là những bí ẩn thú vị không phải ai cũng có thể giải đáp.

Hanbok có từ bao giờ?

Nhiều bằng chứng cho thấy Hanbok xuất hiện từ những năm TCN, trong khu mộ của người Hung Nô ở Noin Ula, miền Bắc Mông Cổ. Được cho là bắt nguồn từ nền văn hóa Scytho – Siberian thuộc miền Bắc châu Á, Hanbok đã di chuyển qua nhiều vùng đất và do vậy có sự kết hợp của nhiều nét văn hóa đặc sắc khác nhau.

Thời xưa ở Hàn Quốc, màu sắc, hoa văn và chất liệu của Hanbok cũng chính là  căn cứ phân biệt giai cấp. Hanbok của tấng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng vải bông  đơn thuần.

Xem thêm: Những lý do nhất định phải đến Hàn Quốc một lần trong đời

Hiện nay, chất liệu phổ biến cho Hanbok là vải gai, bông, muslin, lụa và satin. Mùa hè thì những chất liệu mỏng và nhẹ hơn được sử dụng để khắc phục phần nào sức nóng của nhiều lớp áo. Đặc biệt vào mùa thu, phụ nữ Hàn Quốc rất chuộng Hanbok may bằng lụa tơ, bởi khi đi lại sẽ tạo ra âm thanh xào xạc như bước trên lá khô.

Vì là đất nước hàn đới nên mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Người Hàn thường mặc thêm áo khoác dày hoặc mặc Hanbok may bằng vải bông dày. Người dân ở phương Bắc thì còn có thêm lông ở trong vải áo để giữ ấm.

Kết cấu, kiểu dáng của Hanbok Hàn Quốc

Không như những bộ Hanbok trong hoàng gia hoặc Hanbok cầu kì mặc trong dịp lễ hội, Hanbok thường ngày rất đơn giản.

   - Hanbok nữ bao gồm hai phần chính là jeogori và chima. Jeogori là áo khoác ngắn, chima là váy thắt eo cao. Jeogori có thể ngắn chỉ vừa đủ che ngực hoặc dài đến eo (với hình dáng lưỡi liềm cong lên hoặc đơn giản là gấu áo thẳng). Đi kèm với jeogori là nơ otgoreum, được tạo nên từ hai dải vải dài buộc chặt vào nhau. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu tất trắng beoson và những đôi giày hình chiếc thuyền. Ngoài ra còn mặc một lớp “hanbok trong” cũng có thể có jeogori nhưng tất cả đều là màu trắng.

   - Hanbok nam bao gồm jeogori, quần baji và áo choàng durumagi. Áo choàng durumagi dài đến đầu gối hoặc hơn, jeogori ngang hông, quần baji thì rộng và bó ở gấu. Đi kèm với Hanbok nam là mũ (gat), dây buộc ngang lưng dalleyong và giày. Cũng như hanbok nữ, hanbok nam cũng có một lớp mặc trong màu trắng.

Xem thêm: Báo giá Tour du lịch Hàn Quốc

Đi cùng với hanbok ngoài các kiểu mũ đội đầu của nam ra còn có rất nhiều phụ kiện của nữ như trâm, hoa cài, mũ, dây buộc tóc… đặc biệt rất nhiều màu sắc và đa dạng. Cũng như Áo Dài, Hanbok không có túi nên người mặc thường mang những túi nhỏ làm bằng lụa, có thể thêu thêm họa tiết, gọi là joomeoni.

Màu sắc và hoa văn, họa tiết trên Hanbok Hàn Quốc

Hoa văn trong Hanbok cũng thường thiên về các họa tiết thiên nhiên hoặc những hình sang trọng như rồng phượng, có thể là in chìm trên nền vải lụa, satin, gấm… hoặc thêu tay đủ các hình thù rất cầu kì và tinh tế. Một họa tiết cũng khá phổ biến trên Hanbok là hình tròn âm dương, hoặc hình tròn chia làm ba phần với ba màu cơ bản là đỏ, vàng và lam.

Xem thêm: Kimbap- món ăn mang đậm triết lý ẩm thực của người Hàn Quốc

Thời xưa ở Hàn Quốc giới thượng lưu được mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng được dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành cho những người trung niên. Luật xưa còn quy định người dân thường chỉ được phép mặc quần áo mà trắng, nhưng trong những dịp đặc biệt họ được cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêm durumagi dài tới đầu gối.

Hanbok cho giới trẻ và cho trẻ em chung một đặc điểm là đa sắc màu, thường là màu sáng và hoa văn khá phong phú. Còn Hanbok cho người lớn tuổi thường sử dụng vải trơn, gam màu ít nổi bật hơn để tạo sự trang trọng.

Hanbok Hàn Quốc vốn nổi tiếng cả thế giới về sự đa sắc bởi màu sắc Hanbok không phụ thuộc nhiều vào dịp mặc, chỉ trừ tang lễ thì người Hàn Quốc thường mặc Hanbok bằng vải gai trắng hoặc dùng vải đen, nếu là người thân của người đã mất thì nữ thường đeo một chiếc nơ nhỏ màu trắng trên tóc. Hanbok cho lễ cưới thì thường có họa tiết rồng phượng, những họa tiết xưa được thêu rất tỉ mỉ trên các bộ Hanbok của hoàng gia hoặc Hanbok mặc khi tham gia vào những sự kiện lớn.

Ý nghĩa của áo Hanbok

Hanbok Hàn Quốc đều được người dân mỗi nước thường xuyên sử dụng trong các dịp lễ tết. Bởi vào những dịp ngày tết ngày hội cổ truyền như vậy, mặc trang phục  truyền thống để thể hiện tấm lòng của con cháu luôn nhớ tới tổ tiên cội nguồn. Hanbok toát lên vẻ đẹp kín đáo, e lệ của phái đẹp xứ Hàn và nét đứng đắn của phái nam.

Trải qua nhiều giai đoạn biến đổi, ngày nay, Hanbok được cách tân để phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của người mặc. Chúng không những vẫn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc mà còn trở nên tiện dụng hơn trong cuộc sống hằng ngày, hơn thế nữa còn góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước đến với bạn bè thế giới thông qua chính vẻ đẹp sự cách tân của bản thân bộ trang phục.

/**/