1
Tư Vấn Du Lịch Dành Cho Bạn

Chùa Kiyomizu-dera – điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi đến xứ Phù Tang

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Bên cạnh núi Phú Sĩ, Cung điện Hoàng gia Nhật… chùa Kiyomizu-dera cũng là một trong những địa điểm không thể bỏ qua nếu có dịp ghé thăm xứ Phù Tang. Theo người dân nơi đây, Kiyomizu có nghĩa là “dòng suối trong”, bởi nơi đây có dòng thác chảy không ngừng và người ta quan niệm uống 1 ngụm nước từ dòng thác đó sẽ trở nên may mắn, trường thọ và con đường tình duyên cũng sẽ suôn sẻ.

Chùa Kiyomizu - dera (Tiếng Việt là Chùa Thanh Thủy) được xây dựng vào đầu thời kỳ Nara (năm 778). Theo người dân nơi đây, cái tên Kiyomizu-dera bắt nguồn từ nguồn nước chảy vào con thác Otowa liên tục kêu vang không ngừng trong núi Otowayama (trong tiếng Nhật, Kiyomizu có nghĩa là dòng suối trong). Thánh nhân Enchin - người sáng lập nên ngôi chùa này và cư sĩ (người tu tại gia) Gyoei - ông tổ của ngôi chùa, đã tu hành khổ hạnh dưới dòng thác chảy này. Hiện nay, 3 dòng thác này vẫn còn tồn tại.

Xem thêm: Du lịch Nhật Bản 7 ngày 6 đêm ngắm hoa anh đào

Người ta tin rằng cả 3 ngọn thác ở nơi này đều rất linh nghiệm về "trường thọ", "tình duyên", "học hành thành đạt", nếu người chiêm bái uống một ngụm nước ở một trong ba dòng nước trên thì điềm may sẽ đến. Ngược lại, nếu uống 2 ngụm thì sự linh ứng sẽ giảm đi một nữa, uống 3 ngụm thì vận tốt chỉ còn một phần ba. Hơn nữa, nếu tham lam mà uống nước ở cả 3 dòng thì hoàn toàn sẽ không linh nghiệm. Điều này được đúc kết thành lời răn dạy từ xa xưa. Trước khi uống nước thiêng ở dòng thác, hãy chắp tay khấn vái cư sĩ Gyoei đang được thờ phía sau thác nước để thể hiện lòng tôn trọng trang nghiêm và thành tâm muốn xin dòng nước tinh khiết này.

Từ bãi xe, du khách đi men theo con đường thoai thoải lên triền đồi với hai bên đường là những cửa tiệm buôn bán các loại hàng truyền thống của Cố đô như quạt giấy, dù, búp bê, áo kimono, guốc gỗ, đồ gốm sứ và hàng trăm cửa hàng bán các loại bánh ngọt truyền thống.

Cổng chính có tên là Niomon (Cổng Nhị Vương) được xây dụng lại năm 2003 (chính diện 10m, ngang 4,8 m và cao 8.5 m) ngày xưa làm bằng sơn mài nên cũng được gọi là Cổng Đỏ. Cổng Nhị Vương nằm ngay những bậc nấc đầu tiên, phía tây Chùa. Sau khi qua khỏi cổng chính là 1 con đường cong cong dẫn vào chính đường: phía trước chính đường còn có nhiều hạng mục chùa chiền, tháp ba tầng…

Xem thêm: Những lý do nhất định phải đến Nhật Bản ít nhất một lần trong đời

Chính điện là bảo vật quốc gia, còn nổi tiếng với tên gọi khác là "Vũ đài Kiyomizu". Vũ đài này là bộ phận trung tâm của hành lang phụ cắt ngang chính điện - nhô ra từ vách đá. Nó được chống đỡ bởi 139 cây cột bằng gỗ Zelkova và hoàn toàn không sử dụng đinh. Đây chính là vũ đài được nhắc đến trong câu thành ngữ "Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu" (thể hiện quyết tâm khi làm một điều gì đó). Nguồn gốc ra đời của câu thành ngữ này được cho rằng: vào thời Edo, hình thức cầu nguyện bằng cách nhảy từ vũ đài Kiyomizu đã rất thịnh hành.

Thời đó, có một tín ngưỡng dân gian là nếu giao sinh mệnh cho phật bà Quan Âm và nhảy xuống thì lời cầu nguyện về sinh mệnh sẽ thành hiện thực. Hiện tại, người ta sử dụng câu nói "Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu" khi có điều gì cần quyết tâm thực hiện.

Và nếu bạn có ước mong nào đó hoặc nguyện vọng đang ấp ủ, hãy lên kế hoạch du lịch Nhật Bản ngay từ hôm nay để có những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, đừng quên đến chùa Kiyomizu nhé!

/**/