1
Tư Vấn Du Lịch Dành Cho Bạn

Khám phá chùa Cái Bầu - Tỉnh Quảng Ninh

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Khám phá chùa Cái Bầu

Là một trong 2 thiền viện lớn của thành phố Quảng Ninh, chùa Cái Bầu Quảng Ninh là một điểm đến du lịch hấp dẫn để khách hành hương đến chiêm bái và vãn cảnh.

Chùa Cái Bầu ở đâu?

Chùa Cái Bầu hay còn gọi là thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm nằm trên Bãi Dài của huyện Vân Đồn và cách trung tâm thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 65km.

Chùa Cái Bầu ở đâu?

Ngôi chùa được khởi công xây dựng từ năm 2007, trên nền ngôi Phúc Linh Tự và năm 2009 chính thức được khánh thành.

Phương tiện di chuyển đến chùa Cái Bầu Quảng Ninh

Để di chuyển đến chùa Cái Bầu tại địa phận thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, từ trung tâm Hà Nội bạn có thể đi xe khách, ô tô cá nhân hoặc xe máy.

Quãng đường từ Hà Nội tới Vân Đồn khoảng 250km và thời gian di chuyển trung bình từ khoảng 3,5 – 5 tiếng tùy vào phương tiện.

Xem thêm: Vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển Vàn Chảy

Di chuyển bằng xe khách

Có rất nhiều tuyến xe chạy từ Hà Nội đến Vân Đồn tại các bến Mỹ Đình, Yên Nghĩa hay Lương Yên với giá vé từ 120k/1 chiều/ 1 người.

Tham khảo nhà xe Xuân Trường: 0912767688 – 0962635888.

Bến xe : Yên Nghĩa – Cẩm Phả – Cửa Ông.
Sáng đi : Xuất bến lúc 5h50 – 6h10 – 8h00.
Chiều về : 13h00 – 13h30 – 14h30.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Lộ trình 1: Từ Hà Nội bạn đi theo quốc lộ 5 qua thành phố Hải Dương, sau đó từ thị trấn Nam Sách – Hải Dương theo quốc lộ 183 đến thị trấn Sao Đỏ – Chí Linh, Hải Dương rồi đi đến Đông Triều, Uông Bí, Hạ Long, Cẩm phả, Cửa Ông tới Vân Đồn.

Lộ trình 2: Từ Hà Nội bạn đi theo quốc lộ 5 đến ngã ba Sài Đồng rồi đi theo đường 1 đến thành phố Bắc Ninh. Theo đường 18 từ Bắc Ninh qua Phả Lại – Chí Linh – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long – Cẩm Phả rồi rẽ đền Cửa Ông rồi tới Vân Đồn.

Nên đi tham quan chùa Cái Bầu vào thời điểm nào?

Nên đi tham quan chùa Cái Bầu vào thời điểm nào?

Vì cảnh quan hấp dẫn và là một nơi tâm linh nên mọi thời điểm trong năm bạn đều có thể ghé thăm Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm. Nhưng đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, khi mùa lễ hội diễn ra không khí nơi đây sẽ vô cùng tấp nập. Thời tiết thoáng mát trong tiết trời đầu xuân năm mới thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch đến chiêm bái và vãn cảnh chùa.

Cảnh quan chùa Cái Bầu

Sở dĩ nói Thiền Viện này là ngôi chùa ven biển đẹp nhất Quảng Ninh bởi địa thế đặc biệt mà tự nhiên đã ban tặng. Phía trước chùa là vẻ đẹp mênh mông, rộng lớn của vịnh Bái Tử Long còn phía sau chùa là dãy núi xanh non, hùng vĩ.

Cảnh quan chùa Cái Bầu

Bức tranh sơn thủy hữu tình ấy được khoác lên bởi màu xanh của rừng núi, cây cối và màu xanh của mây trời, biển cả – một sự kết hợp vô cùng hài hòa và thanh khiết.

Để vào chùa bạn không hề mất một khoản phí nào và cũng không phải sử dụng cáp treo như nhiều ngôi chùa khác. Bạn có thể leo bộ vãn cảnh chùa và cảm nhận bầu không khí yên tĩnh, thanh tịnh cùng những vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ quý giá.

Cảnh quan của chùa không chỉ được trang hoàng vô cùng chu đáo mà còn được giữ gìn sạch sẽ, tôn nghiêm, không cho phép làm mất vệ sinh môi trường cũng như tụ tập bán hàng quán trèo kéo khách.

Cảnh quan chùa Cái Bầu

Có dịp đến thăm chùa để lắng nghe tiếng sóng biển rì rào cùng ngân vang của chùa lặng vang trong gió bạn sẽ thấy lòng vô cùng bình yên và khoan khoái.

Tổng quan kiến trúc chùa Cái Bầu

Khuôn viên chùa không quá lớn với diện tích 20ha nhưng lại vô cùng thoáng đạt và được tách biệt với khu dân cư.

Tổng quan kiến trúc chùa Cái Bầu

Từ kiến trúc đến cách bày trí, phù điêu, cầu thang của chùa cũng mang nét giống như nhiều ngôi chùa khác tại Việt Nam. Chùa Cái Bầu Quảng Ninh bao gồm chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư tăng- chư ni, thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường.

Ngoài ra tại chùa cũng đặc biệt ấn tượng với hình ảnh 1 tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.

Tổng quan kiến trúc chùa Cái Bầu

Phần chính điện chùa là nơi đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trên phù điêu bằng đồng. Phía trái và phải là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.

 

/**/